Tòa Trọng tài Thường trực mở văn phòng tại Việt Nam

Share

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sẽ có văn phòng đại diện tại Việt Nam theo một thỏa thuận được vừa được ký kết tại Hà Nội trong tuần qua.

Tại lễ ký kết trực tuyến giữa Chính phủ Việt Nam và PCA hôm 27/10, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Hiệu và Tổng Thư ký PCA Hugo Siblesz đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và PCA, và vai trò của PCA trong việc đào tạo các chuyên gia pháp lý Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, theo truyền thông Việt Nam.

Truyền thông trong nước cho biết việc PCA mở văn phòng đại diện tại Việt Nam là “minh chứng cho vị thế của Việt Nam trong hội nhập quốc tế cũng như quan điểm thống nhất của Việt Nam về ủng hộ nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, đồng thời góp phần giúp PCA thực hiện tôn chỉ “luôn sẵn sàng phục vụ” (accessible at all times) để Việt Nam và các nước trong khu vực có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ pháp lý của PCA”.

PCA loan báo trên trang web rằng Văn phòng Hà Nội sẽ là văn phòng thứ tư của PCA bên ngoài trụ sở chính ở La Haye, Hà Lan. Trước đây, PCA đã mở văn phòng ở Buenos Aires (Argentina), Mauritius, và Singapore.

Tòa PCA là một tổ chức liên chính phủ được thành lập năm 1899, đến nay có 122 quốc gia thành viên.

Việt Nam trở thành thành viên của PCA từ năm 2011, và từ năm 2012 Việt Nam đã bổ nhiệm đại sứ thường trực bên cạnh PCA, tham gia các cuộc họp của Hội đồng chấp hành PCA.

PCA là nơi tổ chức thực hiện các cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trên nhiều lĩnh vực, trong đó có Luật Biển, giữa nhà nước và nhà đầu tư, cũng như giữa các tổ chức quốc tế và tổ chức tư nhân thông qua các hình thức trọng tài, trung gian và hòa giải.

TThứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu và Tổng Thư Ký PCA Hugo Siblesz tại lễ ký kết ngày 27/10/2021. Photo Bao Quoc Te.

Nhận định với VOA về việc PCA mở văn phòng tại Việt Nam, luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói:

“Đây là cơ hội để Việt Nam có điều kiện đào tạo cán bộ và tiếp cận PCA về luật pháp quốc tế, nhất là Luật biển. Để khi mà Việt Nam có tranh chấp thì Việt Nam có đủ lực lượng để xử lý tranh chấp chứ không thuê hẳn chuyên gia nước ngoài.


Nguồn: VOA Tieng Viet