Trong những năm qua, nền kinh tế của Myanmar không ngừng phát triển nhờ chính sách chuyển đổi, mở cửa của nước này, hoạt động đầu tư xây dựng nhộn nhịp. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng xây dựng của Myanmar hàng năm vào khoảng gần 2 tỷ USD, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và Thái Lan với lợi thế giáp biên, nhiều doanh nghiệp đầu tư tại Myanmar và sản phẩm cạnh tranh.
Mặc dù hiện tại thị phần doanh nghiệp Việt Nam trong mảng này còn khiêm tốn (khoảng 6%), ta hoàn toàn có thể cải thiện trong thời gian tới cả về xuất khẩu và đầu tư.
Đối với xuất khẩu, việc tìm kiếm, hợp tác với các nhà thầu, xây dựng có ý nghĩa quyết định trong việc cung cấp vật liệu xây dựng phục vụ các dự án lớn tại thị trường (nhiều dự án do chính phủ đầu tư) bên cạnh việc đẩy mạnh kết nối với các nhà phân phối địa phương.
Thương vụ tại Myanmar đã và đang làm việc với các hiệp hội, doanh nghiệp liên quan phía Myanmar nhằm tạo kết nối, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng sắt thép, sản phẩm sắt thép, xi măng, cáp điện và thiết bị điện, các mặt hàng vật liệu xây dựng khác sang thị trường này. Thực tế làm việc và theo đề nghị của các đối tác Myanmar, Thương vụ trân trọng đề nghị các nhà sản xuất, cung cấp có khả năng và quan tâm gửi thông tin sau giúp về Thương vụ như sau:
– Thông tin ngắn giới thiệu về doanh nghiệp (năng lực sản xuất…);
– Thông tin đầu mối liên lạc, giao dịch;
– Mặt hàng cung cấp (sắt thép, sản phẩm sắt thép, xi măng, cáp điện, thiết bị điện).
– Hình thức mong muốn hợp tác:
+ Xuất khẩu (hợp tác với các nhà thầu, xây dựng và nhà phân phối);
+ Đầu tư sản xuất tại Myanmar: Hiện đang có các nhà sản xuất kiêm phân phối sắt thép, xi măng muốn tìm đối tác không chỉ để nhập khẩu mà còn thành lập liên doanh sản xuất. Ngoài ra, một số doanh nghiệp mong muốn tìm đối tác hợp tác xây dựng nhà máy điện mặt trời, phát triển nông nghiệp, cảng biển, khu công nghiệp (đã có đất đủ lớn).
Thông tin thêm xin liên hệ: Đọc bài gốc