Tổng hợp Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận, ghi danh

Share

Tính đến tháng 8/2020, tổng cộng Việt Nam đã có 39 di sản được UNESCO vinh danh, cụ thể: 08 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 13 di sản văn hóa phi vật thể, 07 di sản tư liệu, 09 khu dự trữ sinh quyển thế giới và 03 công viên địa chất toàn cầu.

Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

  1. Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới
  2. Quần thể di tích cố đô Huế (1993).
  3. Vịnh Hạ Long (1994).
  4. Đô thị cổ Hội An (1999).
  5. Di tích Thánh địa Mỹ Sơn (1999).
  6. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (2003).
  7. Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (2010).
  8. Thành nhà Hồ (2011).
  9. Quần thể danh thắng Tràng An (2014).

Di sản văn hóa phi vật thể

  1. Nhã nhạc cung đình Huế (2008).
  2. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2008).
  3. Dân ca Quan họ Bắc Ninh (2009).
  4. Hát ca trù (2009) (di sản cần bảo vệ khẩn cấp)
  5. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (2010).
  6. Hát Xoan Phú Thọ (2011).(chuyển từ di sản cần bảo vệ khẩn cấp sang di sản đại diện nhân loại vào năm 2017)
  7. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (2012).
  8. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013).
  9. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh (2014).
  10. Nghi lễ và trò chơi kéo co (2015).
  11. Thực hành Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt (2016).
  12. Bài Chòi Trung Bộ (2017).
  13. Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở VN (2019).

III. Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới

  1. Mộc bản Triều Nguyễn (2009).
  2. 82 bia đá các khoa thi Tiến sĩ thời Lê – Mạc (2011).
  3. Châu bản Triều Nguyễn (2017).
  4. Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm (2012).
  5. Hệ thống văn thơ trên kiến trúc cung đình Huế (2016).
  6. Mộc bản trường học Phúc Giang (2016).
  7. Hoàng hoa sứ trình đồ (2018).

Khu dự trữ sinh quyển thế giới

  1. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (2000).
  2. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (2001).
  3. Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng (2004).
  4. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (2004).
  5. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang (2006).
  6. Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An (2007).
  7. Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (2009).
  8. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (2009).
  9. Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (Đà Lạt) (2015).

Công viên địa chất toàn cầu

  1. Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) (2010).
  2. Non nước Cao Bằng (2018).
  3. Đak Nông (2020)

Nguồn: Bộ Ngoại Giao

Image Credit: Cổng Nam Thành Nhà Hồ, CC BY-SA 3.0 via Wikimedia Commons