Masan Group completes retail consumer ecosystem with flagship M&A strategy from 2009-2023

Masan Group completes retail consumer ecosystem with flagship M&A strategy from 2009-2023
Share

Ngày 28/11/2023, Diễn đàn Mua bán – Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2023 (M&A Vietnam Forum 2023) lần thứ 15 được Báo Đầu tư tổ chức tại TP. HCM dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tại Diễn đàn này, Masan được bình chọn là doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu giai đoạn 2009-2023.


Đại diện Tập đoàn Masan, đứng giữa, nhận giải

Trong giai đoạn 2009 – 2023, Masan đã thực hiện hàng loạt thương vụ M&A để hoàn thiện hệ sinh thái tiêu dùng bán lẻ. Tháng 7/2010, Masan Group đã hoàn thành thương vụ M&A doanh nghiệp đầu tiên của mình và lớn nhất trong năm 2010 với việc mua lại dự án Núi Pháo thông qua Masan Resources. Masan Resources (sau đó đã đổi tên thành Masan High-Tech Materials) đã đi đúng hướng và trở thành một trong những công ty khai thác – chế biến sâu, sản xuất hàng đầu thế giới về Vonfram công nghệ cao, hiện có các tổ hợp sản xuất tại VN, Đức, Canada và Trung quốc.

Ở mảng hàng tiêu dùng, tháng 10/2011, Masan Consumer – một công ty con của Masan, đã thâm nhập vào thị trường đồ uống và nước giải khát thông qua thương vụ mua lại 50,3% cổ phần của Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa (VCF) – nhà sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất tại Việt Nam. Tháng 2/2018, Masan Beverage đã tăng tỷ lệ sở hữu tại VinaCafe Biên Hòa lên 98,49%.

Tiếp đó, tháng 1/2015, Masan Consumer mua cổ phần kiểm soát của Công ty Thực phẩm Dinh dưỡng Sài Gòn – một công ty sản xuất thịt chế biến, tiến tới thâm nhập vào chuỗi giá trị thịt. Tháng 4/2015, Masan mua lại Công ty TNHH Sam Kim, sau đó được đổi tên thành Masan Nutri-Science, biến Masan trở thành một trong những công ty thức ăn chăn nuôi lớn nhất Việt Nam, với mục tiêu cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm thịt có thương hiệu.


Rau củ tươi ngon tại WinMart phục vụ khách hàng

Thương vụ M&A nổi bật nhất của Masan diễn ra vào tháng 12/2019, khi Masan Group và VinGroup thỏa thuận nguyên tắc về việc sáp nhập MCH và VinCommerce, VinEco (sau đổi tên thành WinCommerce và WinEco) thông qua hoán đổi cổ phần. Sau thương vụ, Masan đã nắm quyền kiểm soát hoạt động công ty và trở thành Tập đoàn Hàng tiêu dùng – Bán lẻ có sức cạnh tranh vượt trội và quy mô hàng đầu Việt Nam.

Không dừng lại ở thương vụ đình đám này, Masan tiến tới mở rộng sang lĩnh vực viễn thông khi mua 70% cổ phần Công ty Mobicast vào tháng 9/2021, và bắt đầu hành trình số hóa hệ sinh thái tiêu dùng “Point of Life” của mình nhằm mang đến trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ tích hợp xuyên suốt từ offline đến online cho người tiêu dùng.

Tháng 7/2022, Masan rót 52 triệu euro vào Nyobolt – công ty chuyên cung cấp giải pháp pin sạc nhanh, nhằm tiến gần hơn với người dùng cũng như góp phần đẩy mạnh bước phát triển nền kinh tế tuần hoàn.

Tháng 8/2022, Masan Group hoàn tất mua 85% cổ phần Phúc Long, nhằm tiếp tục thực thi chiến lược phát triển hệ sinh thái tiêu dùng Point of Life mà Masan đang hướng tới.

Nhìn lại lịch sử phát triển, M&A là một công cụ đắc lực để Masan hiện thực hóa các chiến lược kinh doanh. Thành công của Tập đoàn Masan ngày hôm nay ngoài quá trình tự phát triển, còn là sự nhanh nhạy nắm bắt những “thương vụ bạc tỷ”, giúp tập đoàn này nhanh chóng giữ vị thế cao trong nhiều lĩnh vực kinh doanh.

MSN là tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam, với danh mục sản phẩm tiêu dùng trải dài (gia vị, mì ăn liền, nước tăng lực và thịt chế biến), và mạng lưới bán lẻ hiện đại rộng khắp toàn quốc. Thông qua các hoạt động M&A và mở rộng tự nhiên, công ty đã và đang xây dựng hệ sinh thái công nghệ tiêu dùng theo chiến lược ‘Point of Life’, nhằm tối đa hóa thị phần chi tiêu của người tiêu dùng.

Chia sẻ về giải thưởng, ông Danny Le, Tổng giám đốc Masan Group cho biết: “Từ một công ty sản xuất tiêu dùng nhanh, thông qua M&A, chúng tôi đã dần hoàn thiện hệ sinh thái tiêu dùng theo chiến lược “Point of Life”, để phục vụ khách hàng và người tiêu dùng cuối.

Khi mua cổ phần tại các công ty khác, dù ở mức chiến lược hay cổ phần chi phối, Masan đều xác định không đi mua doanh thu hay lợi nhuận, mà mua “nền tảng” phục vụ chiến lược chung của Masan. Nền tảng ở đây có thể là công nghệ tốt, giúp tạo ra sản phẩm tốt nhất với giá hợp lý phục vụ người tiêu dùng; nền tảng cũng có thể là mạng lưới phân phối sẽ giúp Masan mở rộng hơn nữa hệ thống phân phối vốn đã rất tốt của mình, hoặc giúp Masan xây dựng và gìn giữ thương hiệu mạnh của Việt Nam”.

“M&A sẽ mang đến thêm sức mạnh từ sự cộng hưởng những thế mạnh của bên bán và bên mua, tạo ra sự thịnh vượng chung cho các bên tham gia và cả nền kinh tế”, ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam nhận xét tại diễn đàn.

Ngoài ra, cũng tại diễn đàn M&A 2023, Masan còn vinh dự được trao 6 giải thưởng gồm: 3 giải thưởng thuộc Top 10 thương vụ doanh nghiệp Việt Nam mua doanh nghiệp nước ngoài nổi bật giai đoạn 2009 – 2023 cho những thương vụ: Masan mua dự án Núi Pháo (2010), Vonfram Masan (công ty con của Masan High-Tech Materials) mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của H.C Stack Group GmbH (2020), Masan mua 15% cổ phần của Nyobolt Limited (2022); và 3 giải thưởng thuộc Top 10 thương vụ doanh nghiệp Việt mua doanh nghiệp Việt nổi bật giai đoạn 2009 – 2023 cho những thương vụ: Masan mua lại VinCommerce và VinEco (thuộc Vingroup) (2019); Masam mua 85% cổ phần Phúc Long (2022): Masan Consumer (một công ty con của Masan) mua VinaCafe Biên Hòa (2011).



Source link